$481
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 10 tiền đạo hay nhất thế giới. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 10 tiền đạo hay nhất thế giới.️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 10 tiền đạo hay nhất thế giới. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 10 tiền đạo hay nhất thế giới.Không nằm ngoài dự đoán, Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành nhanh chóng dẫn đầu phòng vé dịp Tết Nguyên đán. Phim xô đổ nhiều kỷ lục trước đó của chính chồng Hari Won, trở thành tác phẩm điện ảnh Việt cán mốc 100 tỉ đồng nhanh nhất mọi thời đại. Đến hiện tại, dự án này thu về hơn 174 tỉ đồng, được kỳ vọng sẽ vượt ngưỡng 200 tỉ đồng trong ngày 2.2. Đi kèm với loạt thành tích “khủng”, Bộ tứ báo thủ cũng đối diện với những bình luận trái chiều từ người xem. Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến tranh cãi nổ ra xoay quanh tác phẩm do Trấn Thành làm đạo diễn: người khen ngợi vì tính giải trí cao, người lại cho rằng phim đơn giản, thiếu chiều sâu. Trước Bộ tứ báo thủ, Trấn Thành từng thành công với Bố già, Nhà bà Nữ và Mai. Song thay vì tiếp tục chạy theo đề tài gia đình hay câu chuyện tình yêu buồn từng giúp anh bất bại trên đường đua phim Tết, Trấn Thành lại chọn một hướng đi mới, với một tác phẩm mang màu sắc vui nhộn, đậm chất giải trí vì… không muốn lặp lại chính mình. Theo nhiều khán giả, đây là một “ngã rẽ” phù hợp khi Trấn Thành trở về với thế mạnh hài kịch, mang lại một tác phẩm nhẹ nhàng, nhiều tiếng cười thay vì câu chuyện nặng nề như những dự án trước đây. Theo ghi nhận, nhiều khán giả thích thú trước “bàn tiệc” mà Trấn Thành mang đến. Nhiều người khen ngợi nam đạo diễn khi tạo ra một tác phẩm hài hước, phù hợp với mùa tết. Một người xem chia sẻ: “Cá nhân tôi thấy phim hay, có vui vẻ, có sâu lắng. Đây là dự án tôi thích nhất trong loạt phim tết của Trấn Thành”. Người xem khác chia sẻ: “Phim này cười không chứ không có nước mắt như Mai hay Nhà bà Nữ. Kiểu phim xúc động nhẹ nhàng thôi, mình thấy hay”. Một người xem bày tỏ: “Phim hay nhé cả nhà, vui cười hợp không khí ngày xuân”. Một khán giả viết: “Mình nghĩ phim chiếu vào mùa tết đi theo hướng này là ổn nhất. Vừa vui vẻ, vừa có thông điệp về tình yêu, vậy là đủ”.Bên cạnh lời khen ngợi, Bộ tứ báo thủ cũng phải đối diện với những lời bàn tán, ý kiến trái chiều. Một số khán giả mang tác phẩm này so sánh với những dự án trước đó của Trấn Thành, điển hình là Mai. Có ý kiến cho rằng đây là bước thụt lùi của nam đạo diễn khi tác phẩm có nội dung đơn giản, kịch bản thiếu chiều sâu. Một người xem viết: “Phim nào của Trấn Thành mình cũng xem, nhưng phải công nhận phim năm nay chán nhất vì nội dung không có gì đặc sắc, không có kịch tính”. Người xem khác chia sẻ: “Mình đã xem trực tiếp với tâm thế hào hứng cùng với 10 người trong gia đình. Nhưng cảm thấy hơi tiếc vì phim nhạt quá”. “Không ai chà đạp gì công sức của Trấn Thành cả, nhưng đây là bước lùi của anh”, một cư dân mạng viết. Tài khoản khác chia sẻ: “Tôi là fan Trấn Thành nhưng thừa nhận phim này không ổn nhất trong 4 phim của anh ấy. Chủ đề bị cũ, mảng miếng là thế mạnh nhưng phim này hơi cũ, được cái góc quay ổn”.Trước đó, khi chia sẻ với chúng tôi, Trấn Thành nói sau 3 bộ phim nặng tâm lý, anh muốn thực hiện một dự án có nội dung đơn giản, tươi sáng mà vẫn có ý nghĩa. Nam đạo diễn khẳng định tuy câu chuyện nhẹ nhàng nhưng Bộ tứ báo thủ vẫn có sức nặng riêng chứ không hề dễ dài. Anh xem đây là “khẩu vị” mới mà bản thân muốn mang lại cho khán giả. “Dĩ nhiên sẽ có người so sánh Bộ tứ báo thủ với Mai. Có người sẽ thấy phim này không hay bằng phim trước, nhưng người nào thích cái gì đó vui vẻ, đơn giản thì họ lại thấy phim mới dễ chịu hơn, thích hơn. Đó là khẩu vị của mỗi người. Mình không thể so sánh Mai với Bộ tứ bảo thủ, bởi vì đó là hai khẩu vị không liên quan. Giống như mình so sánh cơm sườn với bún bò, không liên quan và không thể so sánh như vậy được”, Trấn Thành từng chia sẻ về chuyện bị so sánh. ️
Thông tin ban đầu, vụ cháy xảy ra khoảng 19 giờ ngày 4.3 tại một kho chứa len giữa khu dân cư đông đúc trên đường Lê Văn Tám, P.10, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), ngọn lửa bùng phát rất nhanh, khói lửa bao trùm cả khu dân cư sau khu biệt thự cổ Cadasa, khiến người dân hoảng loạn.Nhận được tin báo, Công an P.10 có mặt tại hiện trường phối hợp người dân tại chỗ dập lửa, đồng thời di chuyển người dân, đồ đạc của các hộ lân cận đến nơi an toàn. Ít phút sau, lực lượng Cảnh sát PCCC-CHCN huy động nhiều phương tiện cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Do đường Lê Văn Tám chật hẹp nên việc chữa cháy gặp không ít khó khăn.Theo lãnh đạo UBND P.10, khu vực xảy ra cháy là kho chứa len có diện tích khoảng 200 m2. Khối lượng len trong kho đang xác định, rất may vụ cháy không thiệt hại về người. Lực lượng Cảnh sát PCCC kịp thời đến hiện trường dập lửa nên ngọn lửa không lây lan ra những nhà xung quanh.Nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. ️
QL13 được coi là "xương sống" nối tỉnh Bình Dương với TP.HCM, được UBND TP đề xuất mở rộng từ năm 2002. Thế nhưng, do hàng loạt vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, cơ chế… nên tuyến đường huyết mạch này ngậm ngùi "gánh còng lưng" mỗi ngày một lượng lớn hàng hóa từ Bình Dương về TP.HCM. Với hơn 13 khu công nghiệp, lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc hàng "khủng", tình trạng ách tắc diễn ra cả ngày lẫn đêm, lan vào cả các đường nối nội đô như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm…Trong phương án do Sở GTVT trình HĐND TP, QL13 nối TP.HCM với Bình Dương, 6,3 km QL13 từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng 10 làn xe.Trong đó, trên tuyến sẽ xây dựng 3,2 km đường trên cao (cầu cạn) từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước, với vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Bên dưới, đường song hành mỗi bên rộng 3 làn xe, tốc độ tối đa 60 km/giờ.Tại các nút giao quan trọng như cầu Bình Lợi và nút giao Bình Phước, dự án sẽ bổ sung hầm chui hai chiều để tăng khả năng lưu thông. Cầu Vĩnh Bình ở cuối tuyến cũng được mở rộng lên 10 làn xe, đảm bảo kết nối thông suốt giữa TP.HCM và Bình Dương.Đáng chú ý, so với thời điểm đề xuất dự án cách đây hơn 20 năm, tổng mức đầu tư mở rộng tuyến đường huyết mạch này đã tăng hơn 5 lần, chủ yếu do chi phí giải phóng mặt bằng. Cụ thể, năm 2002, chi phí giải phóng mặt bằng trên toàn dự án chỉ mất khoảng 2.500 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Sau 18 năm (khi Sở GTVT trình chủ trương thực hiện năm 2021), tổng mức đầu tư dự án tăng lên tới 9.992 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng đội lên 8.176 tỉ đồng. Đến nay, với phương án đã được chính thức thông qua, tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 21.724 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật chiếm hơn 15.200 tỉ đồng (khoảng 15,6ha đất sẽ bị thu hồi làm dự án, ảnh hưởng đến 1.155 hộ dân). Chi phí xây lắp và thiết bị khoảng 4.331 tỉ đồng, phần còn lại dành cho quản lý dự án, lãi vay và các chi phí dự phòng khác.Trong cơ cấu tài chính, ngân sách TP.HCM sẽ tham gia khoảng 14.707 tỉ đồng (70% tổng mức đầu tư) để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Phần còn lại do nhà đầu tư đóng góp với số vốn khoảng 6.303 tỉ đồng (30%), thời gian khai thác, thu phí hoàn vốn dự kiến kéo dài 21 năm 4 tháng.Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu từ quý 3 năm nay, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư sẽ thực hiện song song. Quá trình xây dựng dự kiến bắt đầu từ quý 3/2026, hoàn thành và khai thác sau đó 2 năm. Như vậy, muộn nhất tới cuối năm 2028, giấc mơ xóa nút cổ chai QL13 của người dân TP.HCM sẽ thành hiện thực, sau 26 năm chờ đợi. ️